Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0567501111
Luật sư Điền Bảo Trân 0567 50 1111
luatdatdien@gmail.com
Liên kết Website
Thống kê truy cập
  • Đang Online: 31
  • Trong tuần: 1175
  • Trong tháng: 7643
  • Tổng lượt truy cập: 978010

Chi tiết bài viết

  • Xung Quanh Quyền Im Lặng Trong Dự Thảo Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự

  • Lượt xem: 2435

Xung quanh quyền im lặng trong dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự

(ANTV) - Tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận chính là việc, có nên đưa quy định về quyền im lặng vào trong trong dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi (?). 

Nhiều ý kiến khẳng định, trong Bộ Luật Tố tụng hình sự hiện hành, quyền im lặng đã được quy định, mặt khác, góp ý thêm vào Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, nhiều ý kiến đề nghị, cần quy định cụ thể hơn về quyền này trong dự thảo Bộ Luật. 

 Chuyên án 006N từ một nhóm đối tượng buôn bán ma túy bị bắt tại Quảng Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La...cơ quan điều tra đã phát hiện một đường dây vận chuyển, buôn bán ma túy lớn trong khu vực.
Kết thúc giai đoạn 1, đã có 147 đối tượng bị khởi tố, tổng số lượng ma túy mà đường dây tội phạm này đã tiêu thụ là 25.000 bánh heroin, nửa triệu viên ma túy tổng hợp, 40kg ma túy tinh thể đá.
 
Từ những lời khai ban đầu của các đối tượng bị bắt giữ, cơ quan điều tra đã phát hiện, bóc gỡ được những mắt xích quan trọng trong đường dây này.
 
Và nếu như các đối tượng phạm tội im lặng, có lẽ, việc phá án đã khó lại càng khó. Rất nhiều vụ án hình sự khác, đã được phá án thành công từ những lời khai ban đầu của các đối tượng phạm tội
 
Ông Đỗ Văn Đương - Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cho biết:"Không ai biết rõ được cái việc thực hiện tội phạm bằng chính người phạm tội, nó cùng với ai phạm tội, tài sản cất ở đâu, chỉ nó biết rõ nhất".
 
Thực tế đã chứng minh, trong nhiều trường hợp, những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, với các loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm, như khủng bố, lời khai ban đầu của người bị bắt giữ, bị can có tính chất quyết định trong việc điều tra phá án, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Ngoài ra, lời khai ban đầu cũng có những ý nghĩa hết sức quan trọng khác.
 
Theo ý kiến của ông Nguyễn Thái Học - Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên thì lời khai của bị can trong giai đoạn đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhưng mà bây giờ là bị can dùng cái quyền đó để im lặng, không khai báo, như vậy hoạt động đấu tranh tội phạm sẽ gặp nhiều khó khăn.
 
Một ý kiến khác của ông Đỗ Văn Đương - Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh nói thế bây giờ, hoặc thậm chí có người bị bắt nhầm, oan, thì anh phải nói ra, để cơ quan điều tra xác minh, trả tự do cho người ta.
 
Theo Tiến sĩ Vũ Gia Lâm - Giảng viên ĐH Luật Hà Nội cho biết:"Trong luật hình sự cũng đã quy định một tình tiết là, nếu như người phạm tội thành khẩn khai báo, thì coi đấy là một tình tiết giảm nhẹ".
 
Ông Nguyễn Thanh Chấn (giữa) và vụ án oan 10 năm
 
Đảm bảo quyền của người bị buộc tội trong quá trình tố tụng
 
Tiến sĩ Vũ Gia Lâm - Giảng viên Đại học Luật Hà Nội cho biết, Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành chưa quy định nguyên tắc về quyền im lặng, nhưng tinh thần của nguyên tắc đó đã rất rõ, đặc biệt là trong các quy định chung như nguyên tác xác nhận sự thật của vụ án, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa.
 
Và trong dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, với thuật ngữ "Người bị buộc tội" thay thế cho "người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo", các quyền của người bị buộc tội, trong đó có quyền khai báo vẫn được đảm bảo.
 
Tiến sĩ Vũ Gia Lâm - Giảng viên ĐH Luật Hà Nội cho biết quy định về đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, thì có nói đến việc bị can, bị cáo, người bị tạm giữ có quyền tự bào chữa, hoặc nhờ người khác bào chữa, đấy là quyền của họ, và không ai bắt họ thực hiện cái quyền đó, về cái quyền bào chữa, nó cũng đã xác định được rằng, họ có thể thực hiện cái việc khai báo hay không khai báo. Tức là Luật của ta đã quy định chưa nghĩa là không quy định thành nguyên tắc tố tụng, nhưng trong nhiều quy định về các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hiện hành và luật sửa đổi đã có rồi.
 
Ông Đỗ Văn Đương - Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh nói trong luật pháp ta đã nói, anh có quyền khai báo, và bị can bị cáo khai báo gian dối anh không phải chịu trách nhiệm cơ mà, luật pháp ta rất rõ ràng, nhưng mà nếu như ta rước một cái tư tưởng không hợp thời đó, không phải cơ quan điều tra người ta ngại chuyện này đâu, mà đây là một chuyện đầu têu để cho bọn tội phạm nó lộng hành.
 
Trong phiên thảo luận vừa qua tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các đại biểu đều khẳng định, theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, tại các điều 48, 49, 50, việc khai hoặc không khai và khai báo như thế nào được coi là quyền mà không phải là nghĩa vụ của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo; do đó họ có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền này. Kế thừa và phát huy tinh thần đó, góp ý xung quanh vấn đề này trong dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, các đại biểu cũng tán thành với đề xuất bổ sung quy định cụ thể hơn theo hướng "người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không bị ép buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình, không bị ép buộc phải nhận mình có tội".
 
Thời gian qua, cũng đã có nhiều ý kiến đề nghị quy định bị can, bị cáo, bị tạm giữ, người bị bắt có quyền im lặng và chờ luật sư, tuy nhiên, quy định này là không phù hợp với thực tế hoạt động tố tụng hình sự hiện nay, khi cả nước mới chỉ có gần 11.300 người được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và hiện phân bổ không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, chủ yếu vẫn tập trung ở các thành phố lớn.
 
Tiến sĩ Vũ Gia Lâm - Giảng viên ĐH Luật Hà Nội cũng cho biết nghịch lý  ở Việt Nam thì 93 triệu dân, mà ta chỉ có trên dưới 10.000 luật sư thôi, theo thống kê của các cơ quan chức năng như ngành kiểm sát, hoặc tòa án, nói về số lượng các vụ án hình sự có người bào chữa tham gia, mà chủ yếu hiện nay là luật sư, thì cái tỷ lệ này nó rất là thấp.
 
Ông Nguyễn Thái Học - Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên cho rằng nếu như nói rằng chỉ có mặt của luật sư thì bị can mới khai, thì như vậy là đội ngũ luật sư của chúng ta không thể đáp ứng được khi mà luật ban hành, nhất là các địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
 
Dù không được quy định như một nguyên tắc tố tụng, nhưng quyền khai báo hoặc không khai báo đã được quy định rõ trong luật pháp nước ta, trên nguyên tắc đảm bảo đầy đủ quyền con người, quyền công dân theo tinh thần của Hiến pháp. Và trong dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, cũng đã có những điểm bổ sung, hoàn thiện hơn đảm bảo quyền của người bị buộc tội, tăng cường tính công khai, minh bạch của hoạt động tố tụng, đảm bảo xử lý đúng người đúng tội, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng