Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0567501111
Luật sư Điền Bảo Trân 0567 50 1111
luatdatdien@gmail.com
Liên kết Website
Thống kê truy cập
  • Đang Online: 36
  • Trong tuần: 1770
  • Trong tháng: 8238
  • Tổng lượt truy cập: 978605

Chi tiết bài viết

  • Tư vấn di chúc, phân chia tài sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luật

  • Lượt xem: 2605

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” (Điều 646 BLDS)

Ai cũng có quyền lập di chúc đề định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Công dân có quyền lập di chúc đề định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

I. Di chúc – Di sản – thừa kế

Xã hội càng phát triển thì người dân càng quan tâm đến di chúc chúc – Di sản – Thừa kế liên quan đến quyền lợi thiết thực của mình. Là nhà tư vấn chuyên nghiệp trong các lĩnh vực tư vấn, công ty Luật  Đạt Điền xin cung cấp cho Quý  khách hàng thông tin liên quân đến di chúc – Di sản – Thừa kế .

1. Di chúc:

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. . Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

- Di chúc bằng văn bản có công chứng;

- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

- Di chúc miệng: Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Di chúc hợp pháp:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định pháp luật.

- Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

2. Di tặng

- Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.

- Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.

3. Giải thích nội dung di chúc :

Trong trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì coi như không có di chúc và việc chia di sản được áp dụng theo quy định về thừa kế theo pháp luật.

4. Chia thừa kế theo pháp luật:

Người chết nếu không để lại di chúc, hoặc có di chúc nhưng không hợp lệ thì việc chia thừa kế được tiến hành theo quy định của pháp luật.

5. Nhận, từ chối nhận di sản:

- Người thừa kế có quyền nhận phần di sản từ người chết nếu người chết đồng ý di tặng một phần tài sản cho mình, hoặc từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

- Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

- Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

I. Tư vấn thủ tục lập di chúc

  1. Tư vấn soạn thảo, làm di chúc (lập di chúc);
  2. Tư vấn về các hình thức đảm bảo hiệu lực của di chúc;
  3. Tư vấn luật về quyền thừa kế không phụ thuộc di chúc, chia tài sản thừa kế không phụ thuộc di chúc;
  4. Thủ tục làm di chúc (thủ tục lập di chúc) đối với tài sản là đồng sở hữu, tài sản chung vợ chồng;
  5. Cách thức chia thừa kế, hàng thừa kế, phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, theo di chúc;
  6. Tư vấn luật về quyền thừa kế theo pháp luật, theo di chúc;
  7. Tư vấn xác định giá trị pháp lý của di chúc;
  8. Tính hợp pháp của tài sản thừa kế (di sản thừa kế) trong nội dung di chúc;
  9. Cách thức phân chia tài sản thừa kế theo di chúc;
  10. Liên hệ các cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật luật về thừa kế để phân chia tài sản thừa kế (di sản thừa kế)

II. Hồ sơ lập di chúc

  1. Giấy tờ tùy thân của người để lại di chúc ( CMND, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn,…);
  2. Giấy tờ liên quan đến di sản thừa kế;
  3. Giấy khám sức khỏe (trong trường hợp cần thiết).

III. Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến di chúc

  1. Giải quyết tranh chấp chia thừa kế theo di chúc giữa các đồng thừa kế;
  2. Giải quyết tranh chấp về giá trị pháp lý di chúc;
  3. Thay mặt các bên tiến hành đàm phán, hòa giải, thương lượng chia thừa kế;
  4. Dựa trên những tài liệu, chứng cứ của khách hàng. Luật sư chúng tôi đánh giá và phân tích vụ việc tranh chấp một cách toàn diện. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải với đối phương. Giúp khách hàng hoặc thay mặt khách hàng soạn thảo văn bản, giấy tờ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp gửi đến cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vụ việc.
  5. Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
  6. Kiến nghị hoặc hướng dẫn khách hàng khiếu nại các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  7. Tham gia gia tố tụng với tư cách là luật sư- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của  khách hàng tại các cấp tòa xét xử.
  8. Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa xét xử.

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI HOẶC ĐẾN TRỰC TIẾP CÔNG TY CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC

HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

1014/73 Tân Kỳ Tân Quý, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

Liên hệ:0966.456.678 ;0866.789.112

Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng