Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0567501111
Luật sư Điền Bảo Trân 0567 50 1111
luatdatdien@gmail.com
Liên kết Website
Thống kê truy cập
  • Đang Online: 37
  • Trong tuần: 653
  • Trong tháng: 4713
  • Tổng lượt truy cập: 984613

Chi tiết bài viết

  • Tranh Tụng Bình Đẳng ,Bắt Đầu Từ Chổ Ngồi

  • Lượt xem: 2358

Tranh tụng bình đẳng, bắt đầu từ chỗ ngồi!

(PL)- Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa đã kiến nghị ban soạn thảo dự thảo BLTTHS (sửa đổi) quy định vị trí ngồi của kiểm sát viên trong phòng xử án ngang bằng với luật sư.

Về vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với ông Lê Thúc Anh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Ông Lê Thúc Anh nói chỗ ngồi của kiểm sát viên (KSV) và luật sư (LS) hết sức quan trọng vì thể hiện sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, đồng thời làm nổi bật vị trí trung tâm của HĐXX.

“Nhìn vào là thấy bất bình đẳng ngay”

. Phóng viênThưa ông, việc bố trí chỗ ngồi trong hầu hết phiên tòa hình sự hiện nay và như quy định trong dự thảo BLTTHS (sửa đổi) là KSV ngồi ngang hàng, bên phải HĐXX, còn LS ngồi phía dưới đã phản ánh đúng vị trí, vai trò của LS chưa? Cách bố trí này liệu có phù hợp với tinh thần bình đẳng trong tranh tụng của cải cách tư pháp (CCTP)?

 


 
+ Ông Lê Thúc Anh: Hiện do luật chưa quy định cụ thể vị trí chỗ ngồi của LS (người bào chữa) tại phòng xử án nên có phiên tòa, LS được bố trí ngồi phía trước, bên phải bị can, bị cáo và người tham gia tố tụng khác; có phiên tòa LS lại được bố trí ngồi ở phía sau. Trong khi đó, chỗ ngồi của HĐXX, KSV và thư ký tòa án luôn ở bục cao nhất của phòng xử án. HĐXX ngồi chính giữa, KSV ngồi bên phải, thư ký tòa ngồi bên trái HĐXX. Đây cũng là mô hình phòng xử án theo quy định trong dự thảo BLTTHS (sửa đổi).

Theo tôi, việc bố trí chỗ ngồi của LS (người bào chữa) chưa thống nhất và đặt phía dưới chỗ ngồi của KSV đã không thể hiện được vai trò của bên gỡ tội, đối trọng với KSV là bên buộc tội. Dù chỉ là hình thức nhưng điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đối với địa vị pháp lý của LS trong tố tụng.

Theo tinh thần CCTP, KSV và LS là hai bên thực hiện chức năng buộc tội và bào chữa, cùng nhằm mục tiêu cao nhất là bảo vệ công lý, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Với cách bố trí chỗ ngồi hiện nay, tôi cho rằng chưa phù hợp với yêu cầu CCTP đã đặt ra.

. Tức cần phải quy định chỗ ngồi của KSV và LS ngang bằng nhau, thưa ông?

+ Đúng vậy. Tại phiên tòa, KSV thực hiện quyền công tố, chỉ ra hành vi của bị cáo đã phạm vào tội gì và đề nghị mức hình phạt tương ứng. LS thực hiện chức năng bào chữa cho bị cáo, chứng minh bị cáo không phạm tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Căn cứ vào chứng cứ, lập luận và các tình tiết được hai bên buộc tội, gỡ tội đưa ra, HĐXX sẽ xem xét, đánh giá bị cáo có phạm tội hay không, từ đó áp dụng quy định của pháp luật để tuyên một bản án chính xác.

Chỗ ngồi của LS được đặt phía dưới chỗ ngồi của KSV nên mới chỉ nhìn vào đã thấy sự bất bình đẳng giữa hai bên. Ảnh: HTD

 

Với tính chất, chức năng như vậy, có thể thấy rằng HĐXX, KSV, LS tại phiên tòa sẽ tạo thành thế kiềng ba chân, trong đó bên buộc tội và bên gỡ tội phải được đặt ở vị trí ngang nhau, bình đẳng với nhau để thực hiện tốt nhất chức năng của mình. Một thực tế có thể nhận thấy là tại phiên tòa, do chỗ ngồi của LS được đặt phía dưới chỗ ngồi của KSV nên mới chỉ nhìn vào đã thấy sự bất bình đẳng giữa hai bên. KSV ở phía trên nhìn xuống, nói xuống, trong khi LS thì từ dưới nhìn lên, đối đáp vọng lên, càng thể hiện sự bất bình đẳng giữa hai bên, tạo nên cảm giác như đó không phải là một quá trình tranh tụng bình đẳng mà như là một kiểu trên-dưới.

Theo tinh thần CCTP là lấy tòa án làm trung tâm, xét xử là trọng tâm, tranh tụng là khâu đột phá; phán quyết của tòa phải dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Muốn tranh tụng tốt phải bảo đảm sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội không những về nội dung mà cả hình thức là vị trí chỗ ngồi.

“Bình đẳng, hãy bắt đầu từ cái chỗ ngồi”

Thưa ông, vì sao nước ta chưa có quy định mà lại có cách bố trí chỗ ngồi của KSV cao hơn LS? Cách bố trí chỗ ngồi giữa hai bên buộc tội và gỡ tội tại phiên tòa hình sự ở các nước khác ra sao?

+ Vị trí ngồi của LS và KSV trong hầu hết phiên tòa hình sự ở nước ta có từ thời chưa có BLTTHS và các luật liên quan. Thời bấy giờ còn có quan điểm “án tại hồ sơ”, chưa coi trọng việc tranh tụng tại phiên tòa.

So sánh với thế giới, tôi thấy rằng hầu hết các nước đều bố trí chỗ ngồi của bên công tố ngang với bên bào chữa và cùng hướng về vị trí trung tâm, cao nhất là HĐXX. Có thể kể ra như Mỹ, Úc, Canada, Nhật, Trung Quốc… Đặt vị trí chỗ ngồi của bên buộc tội và bên gỡ tội ngang nhau là một sự tiến bộ trong CCTP, là xu thế chung của thế giới, chúng ta cũng không nên nằm ngoài xu thế chung đó.

Được biết Liên đoàn LS đã nhiều lần kiến nghị về vấn đề này. Vậy hiện nay đã có động thái nào cho thấy có sự thay đổi tích cực hay chưa, thưa ông?

+ Nhiều người cho rằng thay đổi chỗ ngồi chưa chắc tạo nên sự bình đẳng nhưng chúng tôi không nghĩ như vậy. Chỗ ngồi của LS nói lên vị trí pháp lý của LS, tạo ra sự bình đẳng, ít nhất từ cái nhìn ban đầu trong một phiên tòa. Tranh tụng bình đẳng thì hãy bắt đầu từ chỗ ngồi!

quy định của pháp luật hiện nay chỉ xem nghề LS là một trong những hoạt động bổ trợ tư pháp chứ chưa phải là một bên trong quá trình tố tụng. Tuy nhiên, nhận thức này đã và đang có sự thay đổi, thể hiện qua nhiều văn bản quan trọng của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương. Theo đó, LS không nằm trong khái niệm bổ trợ tư pháp nữa mà đã được tách ra bằng các cụm từ “LS và bổ trợ tư pháp”.

Mới đây, trong đợt góp ý kiến về dự thảo BLTTHS (sửa đổi), Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương đã đồng thuận với các ý kiến đề xuất bỏ hẳn thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa, vốn là một thủ tục gây khó khăn cho hoạt động nghề LS. LS cũng được tăng thêm một số quyền hạn như được thu thập chứng cứ, được yêu cầu giám định lại nếu không đồng ý với kết quả giám định. Một điều đáng mừng nữa là quyền im lặng - vấn đề xã hội đang quan tâm - cũng được Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương đồng tình đưa vào dự thảo BLTTHS (sửa đổi) với cách diễn đạt “người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền không khai báo, không đưa ra chứng cứ bất lợi cho mình”.

Liên đoàn LS đã nhiều lần kiến nghị việc bố trí lại chỗ ngồi cho LS nhưng đến nay chưa có sự thay đổi. Tuy nhiên, có một điều đáng mừng là các chuyên gia pháp lý và nhiều cơ quan, trong đó có nhiều tòa án đã ủng hộ việc bố trí chỗ ngồi của LS ngang với chỗ ngồi của KSV. Chẳng hạn thời gian qua, TAND TP Đà Nẵng đã thí điểm tổ chức sắp xếp lại vị trí chỗ ngồi tại phiên tòa theo hướng này và nhận được rất nhiều sự ủng hộ.

Với các tín hiệu đáng mừng cho hoạt động nghề nghiệp LS như đã nói ở trên, tôi tin rằng việc hiện thực hóa sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, bắt đầu từ việc chỗ ngồi ngang nhau sẽ không còn lâu nữa.

. Xin cảm ơn ông.

“KSV ngồi đâu cũng kiểm sát được!”

Để thuận lợi cho việc tranh tụng tại phiên tòa không chỉ về mặt nội dung mà còn về mặt hình thức thì việc sắp xếp lại chỗ ngồi của KSV và LS là cần thiết. Tôi ủng hộ việc sắp xếp chỗ ngồi của KSV và LS ngang bằng nhau cho hợp lý.

Về quan điểm tại phiên tòa, KSV không chỉ giữ quyền công tố mà còn thực hiện chức năng kiểm sát việc xét xử nên phải ngồi ngang hàng với HĐXX, tôi cho rằng KSV ngồi đâu cũng kiểm sát được. Chỉ vì lý do có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp mà KSV phải ngồi trên LS là không thỏa đáng.

Chuyện chỗ ngồi của KSV và LS là vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Theo tôi, ngoài các chuyên gia pháp luật… lên tiếng thì báo chí cũng cần phân tích, mổ xẻ lý do vì sao phải sắp xếp lại chỗ ngồi của KSV ngang bằng với LS để phiên tòa thật sự dân chủ, bình đẳng.

 LÊ THỊ THU BAPhó Thường trực Ban chỉ đạo 
CCTP Trung ương

Quy định trong dự thảo

Điều 242 dự thảo BLTTHS sửa đổi mới nhất (do VKSND Tối cao chủ trì soạn thảo, đã được công bố lấy ý kiến đóng góp) có quy định về phòng xử án. Theo đó, vị trí ngồi của KSV với người bào chữa vẫn thể hiện sự bất bình đẳng giữa các bên buộc tội và gỡ tội: Phía trên của phòng xử án gồm vị trí ngồi của HĐXX, KSV và thư ký tòa án. HĐXX ngồi chính giữa; KSV ngồi bên phải, thư ký ngồi bên trái HĐXX. Phía dưới của phòng xử án gồm vị trí ngồi của những người tham gia tố tụng và những người tham dự phiên tòa. Người bào chữa ngồi bên trái, người giám định và người phiên dịch ngồi bên phải HĐXX…

Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng