Chi tiết bài viết

  • Thủ tục công chứng, thủ tục khai nhận di sản theo di chúc – Luật Đạt Điền

  • Lượt xem: 2259

LUẬT ĐẠT ĐIỀN xin được tư vấn đến Quý khách hàng hồ sơ, thủ tục công chứng di chúc theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành:

I.Thủ tục công chứng Di chúc

Hồ sơ gồm:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy tờ tuỳ thân của người lập Di chúc;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế  nếu Di chúc liên quan đến tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất. Tuy nhiên trường hợp tính mạng người lập Di chúc bị đe doạ thì không cần phải xuất trình đầy đủ những giấy tờ nêu trên nhưng điều này phải được ghi rõ trong văn bản công chứng.

II. Thủ tục khai nhận di sản theo Di chúc:

Tùy từng trường hợp mà công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản hoặc công chứng văn bản khai nhận di sản, và các giấy tờ kèm theo gồm:

- Tờ tường trình về quan hệ nhân thân (theo mẫu)

- Bản Di chúc;

- Giấy chứng tử của người để lại di sản;

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó, nếu di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu;

- Giấy tờ tùy thân (CMND, hộ khẩu, khai sinh) của người tham gia phân chia, khai nhận di sản, hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân giữa người chết và người được nhận di sản (tùy trường hợp cụ thể).

- Thủ tục lập Di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn: (Điều 658 BLDS).

 – Việc lập Di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:

1. Người lập Di chúc tuyên bố nội dung của Di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập Di chúc đã tuyên bố. Người lập Di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản Di chúc sau khi xác nhận bản Di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản Di chúc;

2. Trong trường hợp người lập Di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản Di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản Di chúc trước mặt người lập Di chúc và người làm chứng.

Lưu ý :  Công chứng viên thuộc một trong các trường hợp sau thì không được công chứng Di chúc;

+ Nếu Công chứng viên đồng thời là người thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật của người lập Di chúc;

+ Công chứng viên là người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật;

+ Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan đến nội dung Di chúc.

Thẩm quyền này không phụ thuộc vào phạm vi địa hạt, kể cả trường hợp Di chúc có liên quan đến bất động sản.

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI HOẶC ĐẾN TRỰC TIẾP CÔNG TY CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC

HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

1014/73 Tân Kỳ Tân Quý, P.Bình Tân,Q. Bình Tân,TP.Hồ Chí Minh

Liên hệ: 0966.456.678 :0866.789.112

website:nhadatquanbinhtan.vn

Liên kết Website
Thống kê truy cập
  • Đang Online: 35
  • Trong tuần: 547
  • Trong tháng: 4539
  • Tổng lượt truy cập: 954948
Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng