ĐỊA CHỈ VÀ SỐ ĐIỆN THOẠI TRUNG TÂM TƯ VẤN CAI NGHIỆN MA TÚY NHỊ XUÂN HÓC MÔN TPHCM: 0567501111
- Lượt xem: 1411
Luật sư trung tâm tư vấn cai nghiện ma túy nhị xuân tư vấn người bị đưa đi cai nghiện bắt buộc muốn bảo lãnh về nhà hoặc cai nghiện tại địa phương quận Bình Tân, quận Tân Phú , quận 12, quận Tân Bình, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh: 0567501111
Các biểu mẫu đơn bảo lãnh người cai nghiện bắt buộc về nhà?
Mẫu đơn xin bảo lãnh người cai nghiện là mẫu đơn do cá nhân lập ra gửi đến Trung tâm cai nghiện để xin bảo lãnh cho người cai nghiện. Mẫu đơn nêu rõ thông tin về người bảo lãnh người cai nghiện( họ tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân., địa chỉ thường trú, nơi cư trú hiện tại, số điện thoại liên hệ…), cam kết của người bảo lãnh
Mẫu đơn xin bảo lãnh người cai nghiện là mẫu đơn do cá nhân gửi đến cơ quan có thẩm quyền là Trung tâm cai nghiện để xin bảo lãnh cho người cai nghiện. Mẫu đơn xin bảo lãnh người cai nghiện là cơ sở để cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét cho bảo lãnh người cai nghiện.
2. Mẫu đơn xin bảo lãnh người cai nghiện về nhà tại các quận Bình Tân, Quận Tân phú, thành phố Hồ chí Minh.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–
…., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN XIN BẢO LÃNH NGƯỜI CAI NGHIỆN
Kính gửi: Trung tâm cai nghiện……
Căn cứ Nghị định Số: 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
Căn cứ…;
Tên tôi là:………. Sinh năm:………(1)
Chứng minh nhân dân số:…… Cấp ngày…./…../…..Nơi cấp:……(2)
Địa chỉ thường trú:………(3)
Hiện tại cư trú tại:………(4)
Số điện thoại liên hệ:……(5 )
Tôi xin trình bày vấn đề sau: (6)
Tôi là mẹ của: …………. Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:…… Cấp ngày…./…../…..Nơi cấp:………
Địa chỉ thường trú:………
Hiện tại cư trú tại:………
Con trai tôi đang cai nghiện tại trung tâm Cai nghiện…… từ ngày…/…/… đến nay là 02 tháng. Hiện nay, tôi muốn bảo lãnh cho con trai tôi có thể thực hiện việc cai nghiện tại gia đình và chăm sóc cháu tốt hơn.
Do vây, tôi làm đơn này kính đề nghị Trung tâm cai nghiện….. cho tôi được bảo lãnh cho con trai tôi là Nguyễn Văn T được cai nghiện tại gia đình như mong muốn.
Tôi xin cam đoan sẽ thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về bảo lãnh trong quá trình con trai tôi cai nghiện tai nhà.
Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết như đã đề xuất.
Tôi xin cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên, năm sinh của người bảo lãnh
(2): Điền số chứng minh nhân dân của người bảo lãnh
(3): Điền địa chỉ thường trú của người bảo lãnh
(4): Điền nơi cư trú hiện tại của người bảo lãnh
(5): Điền số điện thoại của người bảo lãnh
(6): Điền thông tin về người được bảo lãnh
4. Quy định về bảo lãnh người cai nghiện:
Cơ sở pháp lý:
+ Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;
+ Nghị định 221/2013/NĐ- CP.
Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ( Điều 95 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)
– Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 của Luật này để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng.
– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.
Như vậy biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật để chữa bệnh, lao động, học văn hoá …. dưới sự quản lý của người quản lý trong cơ sở cai nghiện. Đây là một trong những biện pháp xử lý hành chính được áp dụng đối với người được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian áp dụng bắt buộc là từ 12 tháng đến 24 tháng
Hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ( Điều 18 Nghị định 221/2013/NĐ- CP)
– Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
+ Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện;
+ Gia đình có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
+ Gia đình có khó khăn đặc biệt là gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, không có tài sản có giá trị để tạo thu nhập phục vụ sinh hoạt hoặc có bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con bị ốm nặng kéo dài, không có người chăm sóc mà người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là lao động duy nhất của gia đình đó và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.
– Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định theo một trong các trường hợp sau đây:
+ Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện;
+ Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại Khoản 1 Điều này mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy;
+ Người tiến bộ rõ rệt là người tích cực lao động, học tập, tham gia các phong trào chung của địa phương, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Người lập công là người dũng cảm cứu người, cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc của người khác và được Ủy ban nhân dân cấp xã khen thưởng; có sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động, sản xuất, được cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận; có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và được tặng giấy khen của Công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.
+ Đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện.
– Thủ tục đề nghị hoãn miễn chấp hành quyết định:
+ Hồ sơ đề nghị hoãn miễn bao gồm:
Đơn đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định của người phải chấp hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
Tài liệu chứng minh thuộc diện được hoãn, miễn chấp hành quyết định theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
+ Hồ sơ đề nghị gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Trong trường hợp, người chấp hành cai nghiện bắt buộc nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện mà có những lý do như: ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện, mắc bệnh hiểm nghèo và phải có chứng nhận của bệnh viện, hoặc trong thời gian chấp hành mà người đó có những tiến bộ tích cực, lập công,… thì người đó sẽ được xem xét về việc hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc ( Điều 19 Nghị định 221/2013/NĐ- CP )
– Học viên đã chấp hành một nửa thời hạn quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, hoặc trong trường hợp học viên có những tiến bộ rõ rệt là người nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế, quy trình cai nghiện tại cơ sở, tích cực lao động, học tập, tham gia các phong trào chung của cơ sở và được Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của cơ sở cai nghiện bắt buộc, hoặc học viên lập công là người dũng cảm cứu người, cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc của người khác và được Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc khen thưởng; có sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động, sản xuất, được cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận và có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và được tặng giấy khen của Công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên;…
– Học viên bị mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai trong thời gian chấp hành quyết định thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
– Căn cứ danh sách học viên được đề xuất, Hội đồng xem xét, biểu quyết đối với từng trường hợp cụ thể và kết luận theo đa số. Trường hợp số phiếu biểu quyết bằng nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định.
– Trong thời hạn 02 ngày, kể từ khi nhận được Biên bản họp của Hội đồng, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc lập hồ sơ đề nghị gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở xem xét quyết định.
– Hồ sơ đề nghị gồm:
+ Văn bản đề nghị của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Danh sách học viên được đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại;
+ Biên bản họp Hội đồng;
+ Kết quả nhận xét, đánh giá hàng tháng của tổ, đội và bản thành tích của từng học viên được đề nghị;
+ Giấy xác nhận của bệnh viện về tình trạng sức khỏe đối với các trường hợp ốm nặng, bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai.
– Trong thời gian chờ Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định, nếu người được đề nghị có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng và làm văn bản đề nghị đưa người đó ra khỏi danh sách xem xét giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn phần thời gian còn lại gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi nhận hồ sơ. Trường hợp đã có quyết định giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn phần thời gian còn lại nhưng chưa thi hành thì đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét hủy quyết định.
Như vậy, pháp luật đã quy định về việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, được áp dụng đối với những học viên đã chấp hành một nửa thời hạn quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại, hoặc học viên đó có những tiến bộ tích cực trong quá trình học tập, lao động, chấp hành quyết định…
Trung tâm tư vấn cai nghiện nhị xuân Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh: Luật sư chuyên tư vấn và hướng dẫn thủ tục bảo lãnh cai nghiện bắt buộc từ Nhị Xuân Hóc Môn, TPHCM về tự cai nghiện tại nhà: 0567.50.1111 Luật sư trung tâm tư vấn cai nghiện ma túy Nhị Xuân Hóc Môn.