THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Thủ tục hợp thức hóa nhà đất

Thủ tục hợp thức hóa nhà đất

Thủ tục hợp thức hóa nhà đất

Bao nhiêu năm thì hết thời hiệu khởi kiện đất đai?

Bao nhiêu năm thì hết thời hiệu khởi kiện đất đai?

Tranh chấp đất đai là các mâu thuẫn, bất đồng của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Gửi Văn Phòng Luật sư Từ Tiến Đạt: Tôi có một vấn đề xin được sự tư vấn của báo. Cha mẹ tôi lúc còn sống có một mảnh vườn khá rộng. Năm 1993 đã cho tôi và đã sang tên cho tôi mảnh vườn đó. Tuy nhiên, không có di chúc hay giấy viết cho tôi. Nay đất quê giải tỏa, đất sốt nên các em tôi đòi được chia phần trong mảnh đất này (tôi đang đứng tên) và đòi kiện ra tòa vì nói rằng tôi đã cố tình chiếm đoạt mảnh đất trên. Mặc dù mảnh vườn này tôi đã đứng tên hơn 22 năm. Tôi nghe nói tranh chấp đất đai chỉ xử lý dưới 20 năm có đúng không? Trong trường hợp này, nếu các em tôi kiện thì liệu tôi có thắng kiện không? Mong Luật sư Từ Tiến Đạt giải đáp. Xin cảm ơn! Theo quy định của pháp luật các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm Tòa án nhân dân, Chủ tịch UBND, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường.Xin được tư vấn cho bạn Theo đó, khi có tranh chấp xảy ra trong cộng đồng dân cư, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết các mâu thuẩn, tranh chấp đó theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định hòa giải tranh chấp đất đai: “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. 2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. 3. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. 4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp”. Như vậy, khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, trong thời hạn không quá 45 ngày (Luật Đất đai 2003 quy định là 30 ngày) UBND cấp xã có trách nhiệm: + Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, thực tế hiện trạng sử dụng đất; + Tiến hành thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 điều 88 của Nghị định số 43/NĐ-CP Ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì thành phần Hội đồng hòa giải cấp xã (phường, thị trấn) gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh… + Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Và biên bản hòa giải tranh chấp đất đai sẽ được gửi đến các bên tranh chấp. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến phòng tài nguyên và môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. Trường hợp hòa giải không thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo. Theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai 2003 thì những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân. Còn đối với những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cũng không có các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 điều 50 thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân. Còn theo Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau: “1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết; 2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này; b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;” Nhìn chung, các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 này vẫn giữ nguyên nội dung các quy định tại khoản 1,2 và khoản 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 và có sự bổ sung thêm một số trường hợp đó là: + Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ; + Giấy tờ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2014; + Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp. Như vậy căn cứ theo khoản 2 Điều 203 Luật đất đai thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp được mở rộng hơn, Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp đất đai bao gồm: - Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai - Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất - Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự được lựa chọn một trong hai hình thức: Khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai. Về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự: Theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 điều 23 của Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự thì được hiểu như sau: - Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Tức là không bị hạn chế thời hạn khởi kiện. - Đối với các tranh chấp khác (không thuộc loại tranh chấp nêu trên) thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, người kiện đòi tài sản phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đòi tài sản của mình là có căn cứ và hợp pháp. Việc bạn có phải chia thửa đất hay không phụ thuộc vào những căn cứ mà nguyên đơn đưa ra có đủ cơ sở chứng minh họ là chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp tài sản mà họ đang kiện đòi hay không và yêu cầu kiện đòi của họ có phù hợp với quy định của pháp luật về kiện đòi tài sản hay không. Nếu các tài liệu, chứng cứ mà nguyên đơn xuất trình không đủ giá trị chứng minh thì yêu cầu của họ cũng không được tòa án chấp nhận. Xin Trân Trọng!

Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì tranh chấp giải quyết thế nào?

Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì tranh chấp giải quyết thế nào?

Gần đây hai hộ xảy ra việc tranh chấp lối đi chung. Chúng tôi đã khởi kiện ra tòa nhưng tòa trả lời không giải quyết vì hai bên không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Vậy khi không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì tranh chấp được giải quyết như thế nào? Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật sư Từ Tiến Đạt , trường hợp của bạn L.S Tiến Đạt tư vấn như sau: Vấn đề bạn cần tư vấn liên quan đến việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp hai bên không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất. Về vấn đề này, Luật Đất đai 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009 quy định: Điều 136**. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau: 1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết; 2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau: a) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết hoặc khởi kiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính; b) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính (Khoản 1Điều 264 Luật Tố tụng Hành chính). - Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đấthoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định của Luật Đất đai thì các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan hành chính để được giải quyết. Cơ quan hành chính các cấp giải quyết tranh chấp đất đai. - Để việc tranh chấp được giải quyết theo đúng trình tự pháp luật, hai hộ tranh chấp phải chủ động gặp gỡ để tự hòa giải, nếu không thỏa thuận được thì thông qua hòa giải cơ sở để giải quyết. Trường hợp tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Trân trọng! P. Luật sư tư vấn - L.S TỪ TIẾN ĐẠT

Trước khi mua  phải chuẩn bị giấy tờ gì

Trước khi mua phải chuẩn bị giấy tờ gì

1. Về diện tích tối thiểu được phép tách thửa Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định 19/2009/QĐ-UBND ngày 25-2-2009 của UBND TP.HCM quy định về diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa, tại quận Thủ Đức, diện tích đất ở tối thiểu sau khi tách thửa đối với: - Đất có nhà hiện hữu là 50m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 4m; - Đất ở chưa có nhà là 80m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 5m. thu tuc mua ban nha Theo đó, với diện tích 4x9m, căn nhà bạn định mua có diện tích không đáp ứng đủ diện tích tối thiểu để được tách thửa. Căn cứ quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 17 Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25-5-2007, tổ chức công chứng, UBND cấp xã không được làm thủ tục công chứng, chứng thực chuyển quyền sử dụng đất và cơ quan có thẩm quyền không được cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp tự tách thửa đất thành hai hoặc nhiều thửa đất, trong đó có một hoặc nhiều thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích đất tối thiểu. Như vậy, nếu bạn mua căn này thì việc tiến hành thủ tục tách thửa sẽ hết sức khó khăn, thậm chí không được phép thực hiện do không phù hợp quy định pháp luật. Việc mua bán cũng sẽ chỉ bằng giấy tay, không được sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, bạn sẽ không được cấp giấy chứng nhận cho diện tích đất và căn nhà định mua. Diện tích nhà đất này vẫn thể hiện chung trên giấy chứng nhận của chủ đất, nên có thể bạn sẽ gặp nhiều rủi ro và phụ thuộc vào thiện chí của người nắm quyền sử dụng đất. 2. Những thủ tục cần thiết khi mua một căn nhà 2.1. Cần kiểm tra điều kiện giao dịch Căn cứ Điều 91 và Điều 92 Luật Nhà ở: - Đối với nhà ở đưa vào giao dịch mua bán phải đáp ứng điều kiện (i) có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật; (ii) không có tranh chấp về quyền sở hữu; (iii) Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Đối với bên bán: phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc là người đại diện của chủ sở hữu theo văn bản ủy quyền của chủ sở hữu nhà ở và phải có năng lực hành vi dân sự. Đồng thời cần lưu ý về diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo quy định địa phương. 2.2. Cần lưu ý nội dung của hợp đồng mua bán nhà Theo quy định tại Điều 93 Luật Nhà ở, hợp đồng mua bán nhà phải thể hiện các nội dung sau đây: a) Tên và địa chỉ của các bên; b) Mô tả đặc điểm của nhà ở; c) Giá và phương thức thanh toán; d) Thời gian giao nhận nhà ở; đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên; e) Cam kết của các bên; g) Các thỏa thuận khác; h) Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; i) Chữ ký của các bên Trên cơ sở đó, bạn có thể lưu ý một số nội dung cần thiết sau: - Nếu nhà thuộc sở hữu chung của vợ chồng hoặc của nhiều người thì phần bên bán nhà phải ghi đủ thông tin và có chữ ký của cả hai vợ chồng hoặc của các đồng sở hữu. Trường hợp nhà thuộc sở hữu chung mà chỉ ghi tên, chữ ký của một người đại diện thì phải có giấy ủy quyền hợp pháp của những chủ sở hữu chung còn lại cho người đại diện đứng ra thực hiện giao dịch với bên mua nhà. thu tuc mua ban nha - Trong phần mô tả nhà nên nêu rõ tình trạng pháp lý của căn nhà như có giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu và/hoặc quyền sử dụng đất hay không? Nhà có đang thế chấp hay không? Cách giải quyết (nếu có) và cam kết chịu trách nhiệm về tình trạng pháp lý đối với nhà của bên bán… - Hình thức và phương thức thanh toán cần được quy định cụ thể là thanh toán bằng đồng Việt Nam hay bằng vàng (có sự quy đổi theo hiện giá); tiến độ thanh toán là bao nhiêu đợt với số tiền và thời gian của từng đợt; việc giải quyết số tiền đặt cọc (nếu có)… - Cần có cam kết của bên bán về quyền sở hữu của bên bán đối với căn nhà mua bán. - Nếu không có thỏa thuận về nghĩa vụ thuế thì theo nguyên tắc luật định, bên bán sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân và bên mua sẽ nộp lệ phí trước bạ khi mua bán nhà ở. Hợp đồng mua bán nhà ở có thể do hai bên thỏa thuận soạn sẵn, hoặc liên hệ phòng công chứng để nhờ công chứng viên soạn giúp hợp đồng. 2.3. Về thủ tục mua bán nhà Căn cứ Điều 93 Luật Nhà ở, thì hợp đồng mua bán nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của UBND xã đối với nhà ở tại nông thôn. Giấy tờ pháp lý cần có bao gồm: - Giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Trường hợp bán một phần nhà, đất thì cần có thêm hồ sơ kỹ thuật thửa đất và hồ sơ hiện trạng ngôi nhà có thẩm tra của cơ quan quản lý nhà ở nếu tại đô thị, hoặc có xác nhận của UBND cấp xã nếu tại nông thôn. - Bản sao chứng minh nhân dân và hộ khẩu của bên bán, bên mua. Trường hợp bên bán là vợ chồng thì cần chuẩn bị thêm giấy đăng ký kết hôn. Nếu chỉ có một người đứng ra giao dịch thì cần chuẩn bị thêm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (độc thân), hoặc giấy tờ chứng minh nhà, đất mua bán là tài sản riêng. - Văn bản ủy quyền (nếu có). Khi nộp hồ sơ tại công chứng sẽ cần có thêm phiếu yêu cầu công chứng và tờ khai do phòng công chứng cấp. Trình tự mua bán được tiến hành qua các bước sau: - Bước 1: các bên mua bán nộp hợp đồng mua bán nhà và các giấy tờ pháp lý tại phòng công chứng (không phân biệt địa bàn) để công chứng hợp đồng nếu lựa chọn công chứng, hoặc tại ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu nhà ở tại đô thị) hoặc UBND xã (nếu nhà ở tại nông thôn) để chứng thực hợp đồng. Đối với giấy tờ bản sao cần đem theo bản chính để đối chiếu. - Bước 2: sau khi công chứng hoặc chứng thực, hồ sơ mua bán sẽ được nộp tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. - Bước 3: căn cứ vào hồ sơ, cơ quan nhận hồ sơ sẽ liên hệ với các cơ quan hữu quan để kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có). - Bước 4: sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế. - Bước 5: sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan đã nhận hồ sơ để nhận giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Bạn cần lưu ý trình tự, thủ tục trên chỉ mang tính chất hướng dẫn chung. Tùy từng địa phương, cơ quan có thẩm quyền có thể ban hành quy định cụ thể hơn cho phù hợp với tình hình quản lý tại địa phương.

BẢNG GIÁ ĐẤT Ở HUYỆN BÌNH CHÁNH TP.HCM 2015-2019

BẢNG GIÁ ĐẤT Ở HUYỆN BÌNH CHÁNH TP.HCM 2015-2019

Bảng giá đất huyện Bình Chánh 2015-2019

Thủ tục tách thửa tại huyện Bình Chánh

Thủ tục tách thửa tại huyện Bình Chánh

hứ nhất, Căn cứ vào Điều 19 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính Phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tư, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, hồ sơ tách thửa đất gồm có: - Đơn xin tách thửa của người sử dụng đất; - Giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai… Như vậy nếu bạn có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và khoản 5 Điều 50 Luật đất đai thì sẽ thực hiện được việc tách thửa. Điều 50. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. 2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. 5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Thứ hai, theo quy định tại khoản 3 Quyết định 19/2009/QĐ-UBND quy định về diện tích tối thiểu sau khi tách thửa như sau: Điều 3. Những quy định cụ thể 1. Đối với đất ở: b) Ngoài các trường hợp quy định tại điểm a khoản này được tách thửa, nhưng phải đảm bảo phù hợp quy hoạch và các điều kiện sau: - Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại, sau khi trừ lộ giới, diện tích tối thiểu như sau: Như vậy với diện tích 75m2 bạn không thể thực hiện được việc tách thửa vì không đáp ứng được diện tích tối thiểu theo quy định. Thứ ba, Điều 6 Nghị định 198/2004/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về việc thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 171 /NĐ- CP như sau: Điều 6. Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất 2. Đối với hộ gia đình, cá nhân: a,Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp; Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao không được công nhận là đất ở hoặc đất nông nghiệp sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thì thu tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp". b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp; c) Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau: - Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp; - Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp. 3. Chuyển mục đích sử dụng từ đất ở được giao sử dụng ổn định lâu dài sang đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh thì không thu tiền sử dụng đất. 4. Chuyển mục đích sử dụng từ đất giao có thời hạn sang đất ở (thời hạn ổn định lâu dài) thì thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ tiền sử dụng đất đã nộp theo giá đất của loại đất giao có thời hạn. Thứ tư, bạn có thể gộp nhiều thửa đất của các chủ sở hữu khác nhau thành một thửa đứng tên các đồng sở hữu. Sau đó nếu có nhu cầu tách thửa và việc tách thửa đảm bảo diện tích tối thửa sau khi tách thì bạn có thể thực hiện được. Thửa đất sau khi tách sẽ đứng tên các đồng sở hữu.

Đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Bình Chánh đến năm 2020

Đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Bình Chánh đến năm 2020

Ngày 26/11/2012, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 6013/QĐ-UBND về duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Bình Chánh đến năm 2020, cụ thể như sau: * Vị trí và quy mô nghiên cứu : 1. Vị trí, ranh giới: huyện Bình Chánh nằm về phía Tây - Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh, các mặt giáp giới như sau: + Phía Đông : giáp quận Bình Tân, quận 7, quận 8 và huyện Nhà Bè. + Phía Tây : giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An. + Phía Nam : giáp huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc tỉnh Long An. + Phía Bắc : giáp huyện Hóc Môn. 2. Quy mô nghiên cứu: - Diện tích tự nhiên của huyện Bình Chánh: 25.255,28 ha. - Dân số dự kiến: + Đến năm 2015: 700.000 người. + Đến năm 2020: 850.000 người (trong đó dân cư đô thị là 730.000 dân; dân cư nông thôn là 120.000 dân). * Tính chất, chức năng quy hoạch: - Cơ cấu kinh tế của huyện Bình Chánh trong tương lai là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại - nông nghiệp. - Tính chất, chức năng: + Trung tâm kinh tế với sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và đầu mối giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy), đầu mối hạ tầng kỹ thuật quan trọng phía Tây - Tây Nam thành phố. + Trung tâm khu vực phía Tây cấp thành phố. + Trung tâm chuyên ngành về giáo dục, văn hóa, du lịch, nghỉ ngơi giải trí với cảnh quan thiên nhiên và nông nghiệp sinh thái kết hợp khai thác du lịch. + Khu dân cư mới kết hợp khu dân cư hiện hữu hổ trợ cho nội thành giảm áp lực dân cư và từng bước đô thị hóa nông thôn. * Định hướng phát triển không gian: 1. Phân bố dân cư: - Khu 1: phía Bắc huyện Bình Chánh gồm các xã Vĩnh Lộc A, xã Vĩnh Lộc B và xã Phạm Văn Hai. - Khu 2: gồm các xã Bình Lợi, xã Lê Minh Xuân, xã Tân Nhựt. - Khu 3: gồm thị trấn Tân Túc, xã Tân Kiên, xã Bình Chánh. - Khu 4: gồm xã Tân Quý Tây, xã Hưng Long, xã Quy Đức, xã An Phú Tây. - Khu 5: gồm xã Bình Hưng, xã Phong Phú, xã Đa Phước. 2. Hệ thống trung tâm, các công trình công cộng: - Công trình công cộng trong các đơn vị ở, thị trấn và xã gồm các công trình công cộng mang tính thường xuyên như công trình hành chánh cấp xã - thị trấn, thương mại dịch vụ, chợ, trạm y tế, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở,… và công trình công cộng khu vực (liên xã) và huyện: + Trung tâm công cộng cấp huyện tại khu trung tâm thị trấn Tân Túc: quy mô công trình công cộng khoảng 40 - 60 ha, trong đó gồm công trình hành chánh, thương mại - dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa - thể dục thể thao. + Trung tâm công trình công cộng liên xã quy mô khoảng 20 - 30 ha cho mỗi trung tâm, là điểm tựa phát triển khu dân cư giữ vai trò thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn. - Công trình công cộng cấp trung ương, thành phố: gồm một số các công trình chính như sau: + Trung tâm cấp khu vực thành phố về phía Tây (trung tâm dịch vụ, thương mại, y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, nghỉ ngơi giải trí,…) quy mô dự kiến 200 ha, trong đó có Khu tái định cư (43 ha). + Khu các bệnh viện cấp thành phố dự kiến quy mô 54,76 ha (trong đó có Bệnh viện nhi khoảng 10 ha) và khu các bệnh viện chuyên khoa khác tại xã Tân Kiên. + Bệnh viện đa khoa khu vực Bình Chánh (quy mô khoảng 11,34 ha) tại thị trấn Tân Túc. + Đại học Hùng Vương (quy mô khoảng 16 ha) tại xã Tân Kiên. + Khu các công trình công cộng (quy mô khoảng 146,6 ha) tại Khu đô thị mới Nam thành phố. + Trung tâm thực nghiệm y học (quy mô khoảng 30ha) tại xã Phong Phú. + Công trình công cộng - Lê Minh Xuân quy mô khoảng 29 ha. + Bệnh viện Tâm Thần (quy mô khoảng 3 ha) tại xã Lê Minh Xuân. + Khu đại học (quy mô trên 500 ha) tại xã Hưng Long. - Trường đua ngựa (quy mô khoảng 69 ha) và Sân Golf (quy mô khoảng 70 ha) tại Khu đô thị Sing - Việt. Các số liệu diện tích của các khu công trình công cộng cấp thành phố nêu trên mang tính định hướng phân bổ theo cơ cấu quy hoạch chung. Khi triển khai cụ thể từng khu vực dự án, quy mô, ranh giới sẽ được căn cứ vào số liệu đo đạc, khảo sát, tình hình thực tế tại địa phương cũng như các pháp lý phê duyệt của cấp thẩm quyền. 3. Công viên cây xanh - thể dục thể thao: - Công viên cây xanh tập trung thuộc thành phố: quy mô diện tích 410 ha (Khu sinh thái văn hóa Vĩnh Lộc). - Công viên cây xanh tập trung thuộc huyện: quy mô diện tích 767,13 ha, tương ứng chỉ tiêu bình quân đạt 9 m2/người, trong đó: + Cây xanh công viên tập trung là 490,74 ha (khu 1: 83,41 ha; khu 2: 62,6 ha; khu 3: 86,73 ha; khu 4: 58,0 ha; khu 5: 200 ha). + Cây xanh cảnh quan ven sông rạch là 276,39 ha (khu 1: 34,34 ha; khu 2: 53,4 ha; khu 3: 23,47 ha; khu 4: 21,0 ha; khu 5: 144,18 ha). - Ngoài ra đất cây xanh sử dụng công cộng được bổ sung thêm trong các đơn vị ở và nhóm nhà ở tại các dự án đầu tư phát triển mới. - Tổ chức hệ thống cây xanh cách ly giữa khu dân cư với khu công nghiệp, khu nghĩa trang, hành lang hệ thống hạ tầng kỹ thuật. 4. Công trình và quần thể công trình tôn giáo: các công trình tôn giáo cần thiết sẽ được tôn tạo trùng tu bảo vệ. Khi có nhu cầu mở rộng sẽ được xác định trong quy hoạch chi tiết sử dụng đất của khu vực. 5. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: - Các khu công nghiệp hiện hữu dự kiến đầu tư chiều sâu và phát triển thêm một số khu, cụm công nghiệp tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế huyện, thành phố. Tổng diện tích các khu, cụm công nghiệp tập trung khoảng 1.694 ha, bao gồm: + Khu công nghiệp Vĩnh Lộc: 156 ha (trong đó 100 ha hiện hữu). + Khu công nghiệp Vĩnh Lộc mở rộng: 197,7 ha. + Khu công nghiệp Lê Minh Xuân: 800 ha (trong đó 100 ha hiện hữu). + Khu công nghiệp Phong Phú (thuộc một phần quận 8 và huyện Bình Chánh): 148,4 ha (theo Quyết định số 1736/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ). + Khu công nghiệp An Hạ: 123,5 ha (chuyển đổi từ cụm công nghiệp thành khu công nghiệp theo Công văn số 1204/TTg-KTN ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ). + Cụm tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân: 17 ha. + Cụm công nghiệp - Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn: 89 ha. + Cụm công nghiệp Trần Đại Nghĩa : 50 ha. + Cụm công nghiệp Quy Đức : 70 ha. + Cụm công nghiệp Tân Túc : 30 ha. + Cụm công nghiệp Đa Phước : 90 ha. - Các cơ sở công nghiệp ô nhiễm sẽ di dời vào khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp địa phương để có điều kiện xử lý về môi trường; các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp không ô nhiễm hoặc ít ô nhiễm, được duy trì sử dụng xen cài trong khu dân cư. 6. Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: - Khu xử lý nước thải tại xã Bình Hưng : 47 ha. - Khu xử lý nước thải tại xã Tân Nhựt : 77,2 ha. - Khu hạ tầng kỹ thuật (nghĩa trang, xử lý rác,…) tại xã Đa Phước: 613 ha, trong đó dành khoảng 300 ha là hành lang cây xanh cách ly. - Các trạm điện và tuyến điện, trạm bơm tăng áp, trạm xử lý nước bẩn. 7. Nông lâm nghiệp kết hợp phát triển du lịch, kinh tế vườn và hoa kiểng: - Quy hoạch đến năm 2020 quỹ đất nông nghiệp còn lại khoảng 9.489,56 ha, chiếm 37,6% tổng diện tích tự nhiên, trong đó gồm đất nông nghiệp tập trung 8.339,56 ha (kể cả trung tâm hoa kiểng 500 ha); đất nông nghiệp trong khu dân cư nông thôn 510 ha, đất dự trữ theo quy hoạch chi tiết 640 ha. - Về đất lâm nghiệp diện tích quy hoạch 1.503,2 ha bố trí chủ yếu tại xã Phạm Văn Hai và xã Lê Minh Xuân. * Quy hoạch giao thông: 1. Hệ thống giao thông đối ngoại: - Đường bộ: + Đường Nguyễn Văn Linh với chức năng là đường giao thông đô thị, lộ giới 120m là đường trục chính đảm bảo cân bằng chức năng giao thông và không gian đô thị và kết nối mạng lưới giao thông liên khu vực. + Đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương (kể cả các tuyến đường nối Tân Tạo - Chợ Đệm, Bình Thuận - Chợ Đệm): là trục đường hướng tâm đảm bảo chức năng phục vụ giao thông với tốc độ cao, liên tục kết nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Miền Tây được nhanh chóng, thuận lợi, lộ giới 120m. + Đường Quốc lộ 1A phía Tây: là trục hướng tâm thành phố, dự kiến 8 làn xe cơ giới và 4 làn xe tổng hợp, lộ giới 120m. + Đường Quốc lộ 50: là trục hướng tâm thành phố, dự kiến mở rộng 6 làn xe cơ giới, lộ giới 40m. + Đường Trần Văn Giàu (Tỉnh lộ 10): là trục hướng tâm thành phố, dự kiến mở rộng 6 làn xe cơ giới, lộ giới 40m. + Đường Nguyễn Thị Tú: Dự kiến nâng cấp và mở rộng thành 6 làn xe, lộ giới 40m. + Đường Cao tốc liên vùng phía Nam (đường cao tốc Bến Lức - Long Thành): là trục đường Vành đai cao tốc bảo chức năng phục vụ giao thông với tốc độ cao, liên tục kết nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Miền Tây, Miền Đông được nhanh chóng, thuận lợi, lộ giới và hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông thực hiện theo Quyết định số 2925/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải. + Đường Vành đai 3: Là đoạn kết nối tiếp với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đảm bảo kết nối giao thông liên tục, nhanh chóng, thuận lợi, lộ giới và hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông thực hiện theo Quyết định số 1697/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. + Đường mở mới Tây Bắc: Đây là trục đường hướng tâm thành phố kết nối giao thông giữa thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Long An, dự kiến quy hoạch 8 làn xe cơ giới và 4 làn xe hỗn hợp, lộ giới 60m. 2. Đường sắt: - Đường sắt quốc gia: + Về tuyến đường sắt: Tuyến đường sắt quốc gia phía Tây thành phố, đi qua thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh miền Tây. Tuyến từ ga Dĩ An - Sóng Thần đến ga Tân Kiên, đi qua địa bàn huyện Bình Chánh theo hành lang đường nối cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, hành lang tuyến đường sắt thực hiện theo quy định. + Về ga đường sắt: Ga Tân Kiên là ga hàng hóa chính thành phố, quy mô chiếm dụng đất dự kiến khoảng 51 ha. - Đường sắt đô thị: + Tuyến đường sắt đô thị số 3a: Đi trong hành lang đường Kinh Dương Vương, Quốc lộ 1A kết nối vào Depot Tân Kiên với quy mô dự kiến khoảng 20 ha. + Tuyến đường sắt đô thị số 5: Đi trong hành lang lộ giới Quốc lộ 50 kết nối vào Depot Đa Phước. + Tuyến xe điện số 2 đi trong hành lang lộ giới đường Nguyễn Văn Linh kết nối từ vị trí Depot nằm trên đường song hành Quốc lộ 50 đến quận 2. Quy mô Depot dự kiến khoảng 5 ha. - Đường thủy: Căn cứ theo Quyết định số 66/2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2020, các tuyến sông, rạch có chức năng giao thông thủy và phân cấp hạng kỹ thuật như sau: sông Cần Giuộc cấp III; rạch Bà Tỵ, rạch Bà Lớn - rạch Chồm, rạch Bà Lào (Xà Tờn) - rạch Ngang, rạch Tắc Bến Rô, rạch Chiếu - cầu Bà Cả cấp VI. Hành lang bảo vệ sông, rạch nêu trên theo Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố. 3. Hệ thống giao thông đối nội: - Đường bộ: + Đối với các đường hiện hữu: tiếp tực thực hiện cải tạo, nâng cấp mở rộng lộ giới đường theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa về chức năng giao thông và đạt chỉ tiêu tỷ lệ, mật độ giao thông theo quy định. + Đối các đường dự phóng: thực hiện quản lý chặt chẽ, tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện mạng lưới giao thông của khu vực đảm bảo khai thác giao thông hiệu quả. 4. Hệ thống bến bãi: Trên cơ sở Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, quy hoạch bến bãi trên địa bàn huyện Bình Chánh chiếm 228 ha, dự kiến xác định như sau: 5. Các nút giao thông chính: Dự kiến xây dựng và cải tạo khoảng 19 nút giao thông chính tại các vị trí giao cắt trục đường chính với nhau, bao gồm: - Nút giao cắt Quốc lộ 1A - đường Kinh Dương Vương - đường Trần Đại Nghĩa. - Nút giao cắt Quốc lộ 1A - đường Võ Văn Kiệt. - Nút giao cắt Quốc lộ 1A - đường Nguyễn Văn Linh. - Nút giao cắt Quốc lộ 1A - đường cao tốc Bến Lức - Long Thành. - Nút giao cắt đường nối Tân Tạo - Chợ Đệm - đường Trần Đại Nghĩa. - Nút giao cắt đường nối Tân Tạo - Chợ Đệm - đường Võ Văn Kiệt. - Nút giao cắt đường cao tốc Bến Lức - Long Thành - Quốc lộ 50. - Nút giao cắt đường Nguyễn Văn Linh - đường Trịnh Quang Nghị. - Nút giao cắt đường Nguyễn Văn Linh - đường đô thị (Vành đai 1). - Nút giao cắt đường Nguyễn Văn Linh - Quốc lộ 50. - Nút giao cắt đường Nguyễn Văn Linh - đường Phạm Hùng. - Nút giao cắt Quốc lộ 50 - đường Trịnh Quang Nghị. - Nút giao cắt Quốc lộ 50 - đường đô thị. - Nút giao cắt đường Vành đai 3 - đường Trần Văn Giàu (Tỉnh lộ 10). - Nút giao cắt đường Vành đai 3 - đường Trần Đại Nghĩa. - Nút giao cắt đường Vành đai 3 - đường mở mới Tây Bắc. - Nút giao cắt đường Vành đai 3 - kênh Xáng Ngang. - Nút giao cắt đường Trần Văn Giàu (Tỉnh lộ 10) - đường Thanh Niên. - Nút giao cắt đường Vĩnh Lộc - đường Nguyễn Thị Tú. * Tham khảo : Quyết định số 6013/QĐ-UBND và Bản đồ Qui hoạch chung về xây dựng

Thủ tục tranh  Chấp Đất Đai theo luật đất đai 2013

Thủ tục tranh Chấp Đất Đai theo luật đất đai 2013

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai được giải quyết qua các thủ tục sau: Thủ tục hòa giải, thủ tục hành chính và thủ tục tố tụng. 1. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì nNhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. 2. Thủ tục hành chính giải quyết tranh chấp đất đai Theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự có thể lựa hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. tranh chấp đất đai Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: - Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; - Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. 3. Thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp đất đai Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 nhưng lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là khởi kiện dân sự thì vụ việc do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

LUẬT SƯ TƯ VẤN NHÀ ĐẤT BÌNH CHÁNH

LUẬT SƯ TƯ VẤN NHÀ ĐẤT BÌNH CHÁNH

LUẬT SƯ TƯ VẤN NHÀ ĐẤT BÌNH CHÁNH

Liên kết Website
Thống kê truy cập
  • Đang Online: 32
  • Trong tuần: 3359
  • Trong tháng: 14921
  • Tổng lượt truy cập: 846968
Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng