Chi tiết bài viết

  • Thủ Tục Lập Di Chúc

  • Lượt xem: 2074

I. THỦ TỤC LẬP DI CHÚC

Cùng với sự phát triển của xã hôi, của cải tạo ra ngày càng nhiều.Vấn đề định đoạt tài sản của mình sau khi chết là một vấn đề cần có sự quan tâm đúng mực, tránh những vấn đề tranh chấp không đáng có trong gia đình. Vì vậy, lập di chúc là một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề này.
Lập di chúc là việc cá nhân thể hiện ý chí của mình nhằm chuyển khối tài sản hợp pháp cho người khác sau khi chết. Nhưng làm thế nào để lập di chúc phù hợp theo quy định pháp luật?
Với kinh nghiệm thực tiễn chúng tôi , chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách các nội dung về tư vấn lập di chúc, hình thức, nội dung di chúc phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mang lại quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

Tư vấn thủ tục di chúc
Tư vấn thủ tục di chúc

II. NỘI DUNG PHÁP LÝ VỀ DI CHÚC

1. Di chúc bằng văn bản gồm các hình thức sau (Điều 650 BLDS 2005):

- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có công chứng;
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Lưu ý
Đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.

Đối với di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc (Điều 656 Bộ luật Dân sự).

Đồng thời, người làm chứng phải không thuộc trường hợp:

  • Là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
  • Người có quyền, nghĩa vụ liên quan tới nội dung di chúc;
  • Người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự (Điều 654 BLDS).

2. Di chúc hợp pháp (Điều 652 Bộ luật Dân sự)

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
  • Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật
  • Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định pháp luật.
  • Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

3. Di chúc bằng văn bản phải bảo đảm các nội dung sau (Điều 653 BLDS 2005):

- Ngày, tháng, năm lập di chúc;
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
- Di sản để lại và nơi có di sản;
- Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
Lưu ý: di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

4. Di chúc miệng được lập trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản.

Nếu sau ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng sẽ mặc nhiên bị hủy bỏ (Điều 651 BLDS 2005).

5. Hồ sơ lập di chúc

  • Giấy tờ tùy thân của người để lại di chúc ( CMND, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn,…);
  • Giấy tờ liên quan đến di sản thừa kế;
  • Giấy khám sức khỏe (trong trường hợp cần thiết).

III. DỊCH VỤ CỦA VP LUẬT SƯ QUANG THÁI TƯ VẤN THỦ TỤC DI CHÚC

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về thừa kế.
  • Tư vấn về các hình thức đảm bảo hiệu lực của di chúc.
  • Tư vấn chia di sản thừa kế theo pháp luật, theo di chúc.
  • Tư vấn luật về quyền thừa kế không phụ thuộc di chúc, chia tài sản thừa kế không phụ thuộc di chúc;
  • Tư vấn thủ tục Khai nhận di sản, từ chối nhận di sản thừa kế (văn bản từ chối nhận di sản)
  • Kết hợp cùng phòng công chứng, UBND làm thủ tục Công chứng, chứng thực di chúc theo đúng quy định của pháp luật.
  • Thay mặt các bên tiến hành đàm phán, hòa giải, thương lượng chia thừa kế.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa xét xử.
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến di chúc - di sản - thừa kế khác.

IV. LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN THỦ TỤC DI CHÚC

-Hãy nhấc máy và liên hệ với Luật Sư Từ Tiến Đạt để được tư vấn.Số Điện Thoại : 09664566789.Xin Cám Ơn!

Liên kết Website
Thống kê truy cập
  • Đang Online: 34
  • Trong tuần: 1711
  • Trong tháng: 13273
  • Tổng lượt truy cập: 845320
Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng