Chi tiết bài viết

  • Hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật

  • Lượt xem: 3039

 

 

Hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật

 

Luật sư tư vấn miễn phí qua Email về trường hợp những người được hưởng thừa kế theo pháp luật

 

 Nội dung tư vấn: Xin kính chào luật sư!

Luật sư tư vấn cho tôi về trường hợp thừa kế như sau:
Bố mẹ tôi lấy nhau nhưng không có đăng ký kết hôn, sinh ra hai anh em tôi. Khoảng hơn 10 năm trước bố tôi đã bỏ đi và đã lấy vợ mới có con riêng, cuộc sống không còn rằng buộc với mẹ tôi và anh em tôi, một điều nữa là lúc bố tôi bỏ đi bố mẹ tôi đã phân chia tài sản của hai người khi đó rồi. Đầu năm nay mẹ tôi đột ngột qua đời, để lại cho hai anh em tôi căn nhà và một quyển sổ tiết kiệm, mấy bữa trước anh em tôi cùng nhau ra rút tiền tiết kiệm của mẹ tôi và chúng tôi được hướng dẫn ra phường để xin xác nhận. khi ra phường thì người phụ trách ở phường nói là về luật thừa kế thì bố tôi là hàng thừa kế thứ 1, chúng tôi chỉ là hàng thừa kế thứ 2, do vậy phải có bố tôi ra ký xác nhận nữa thì mới làm được thủ tục. Chúng tôi có gọi nhờ bố tối ra xác nhận cùng, nhưng ông không đồng ý và đòi phải được chia tài sản thừa kế nữa thì mới chấp nhận, mặc dù ngày trước khi ông bỏ đi bố mẹ tôi đã phân chia tài sản rồi, vì hai người không đăng ký kết hôn nên mọi việc chắc mẹ tôi nghĩ như thế là không còn vướng mắc nữa, giờ mới thấy là mọi việc thật phức tạp. Xin luật sư tư vấn cho tôi xem sẽ phải làm như thế nào trong trường hợp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau: 

Do mẹ bạn mất không để lại di chúc nên theo điểm a, khoản 1 Điều 675 Bộ luật Dân sự 2005, trường hợp này là trường hợp thừa kế theo pháp luật.
 
Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau:
 
“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
 
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
 
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
 
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
 
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Như bạn đã cung cấp, thì bố mẹ bạn lấy nhau nhưng không có đăng ký kết hôn, do vậy pháp luật không thừa nhận quan hệ hôn nhân này là hợp pháp. Vì không hợp pháp, nên khi mẹ bạn chết đi để lại di sản thì bố không có quyền được hưởng, hàng thừa kế thứ nhất được hưởng là ông, bà ngoại và hai anh em bạn.
 
Trân trọng

 

 

                         Các chế độ bảo hiểm cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam

 

(Tài chính) Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, là đối tượng áp dụng của một số chế độ bảo hiểm mà pháp luật quy định doanh nghiệp nơi người nước ngoài làm việc phải tham gia.

 

 

Các chế độ bảo hiểm cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Bảo hiểm y tế bao gồm việc khám, chữa bệnh dưới sự hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm Y tế. Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm chế độ trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Theo Luật Việc làm 2013, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam chưa bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm xã hội

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2006, người lao động nước ngoài tại Việt Nam không phải là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện. 

Tuy nhiên, theo quy định mới tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, người lao động nước ngoài nếu được cấp giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định pháp luật.

Bảo hiểm y tế

Người lao động nước ngoài (kể cả người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương) làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên tại Việt Nam là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành. Người lao động nước ngoài đóng 1/3 và người sử dụng lao động đóng 2/3 theo mức đóng tối đa là 6% tiền lương tháng.

Tiền lương của người lao động nước ngoài làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế là mức tiền lương ghi trên hợp đồng lao động và phải được tính bằng Việt Nam đồng (nếu trong hợp đồng lao động ghi tiền lương là ngoại tệ). Tỷ giá ngoại tệ được quy đổi dựa trên tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm.

Người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng lúc vào quỹ bảo hiểm y tế hằng tháng, hoặc hàng quý hay 6 tháng 1 lần đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp (sản xuất và chế biến muối). Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người lao động nước ngoài là 80% chi phí khám, chữa bệnh.

Liên kết Website
Thống kê truy cập
  • Đang Online: 44
  • Trong tuần: 2268
  • Trong tháng: 17994
  • Tổng lượt truy cập: 850041
Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng