Chi tiết bài viết

  • Các vấn đề khi giải quyết tranh chấp đất đai!

  • Lượt xem: 2675

I. TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Các dạng tranh chấp đất đai hiện nay rất đa dạng, phong phú, nhiều khi đan xen lẫn nhau. Tranh chấp đất đai thường trong các trường hợp: Các tranh chấp mà trong đó xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đất đang tranh chấp; tranh chấp đất đai trong đó người sử dụng đất hợp pháp phát sinh với các chủ thuể liên quan khác trong quá trình người đó thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; tranh chấp giữa các bên về quyền quản lý, quyền sử dụng một diện tích nào đó hoặc một phần trong diện tích đó; tranh chấp phát sinh trong quan hệ thừa kế; tranh chấp phát sinh trong quá trình giải tỏa đền bù...

II. CÁC DẠNG TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THƯỜNG GẶP

Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền, mỗi quan hệ tranh chấp liên quan đến đất đai được điều chỉnh bởi nhiều văn bản khác nhau. Do vậy,  xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp hết sức phức tạp. Một trong những yếu tố quan trong mà các bên cần xác định đầu tiên để biết được và bảo vệ quyền lợi của mình là phải xác định được quyền nghĩa vụ của mình cũng như khả năng thắng kiện của mình là phải xác định được quan hệ tranh chấp đối với vụ việc của mình là gi? dưới đây là một số dạng tranh chấp phổ biến:

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính. 
- Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Trong dạng tranh chấp này có các loại sau: 
Đòi lại đất, tài sản của họ, của người thân trong các giai đoạn khác nhau trước đây qua các cuộc điều chỉnh đã chia, cấp cho người khác. 
Tranh chấp đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ. 
Tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ.
- Tranh chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với QSDĐ khi vợ chồng ly hôn;
- Tranh chấp về quyền thừa kế QSDĐ, tài sản gắn liền với QSDĐ;
- Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý; 
- Tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác với nhân dân địa phương.
- Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền SDĐ, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền SDĐ. 
- Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình SDĐ. 
- Tranh chấp về mục đích sử dụng
- Tranh chấp về giải toả mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi ích quốc gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa...

III. MỘT SỐ LƯU Ý TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

- Về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng
Hiện nay, Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định:  tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì thẩm quyền giải quyết được xác định theo hướng “Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết…”. Đối với các tranh chấp đất đai  mà không có giấy tờ hợp lệ theo quy định tại điều 100 thì có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền. Như vậy, quy định của luật đất đai năm 2013 đã mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai so với các quy định của luật đất đi trước đây.  
-  Về việc hoà giải cơ sở đối với những tranh chấp về đất đai
Trong Công văn số 116 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) ngày 22/7/2004, thì “Theo tinh thần quy định tại Điều 135 và Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 thì tranh chấp đất đai nhất thiết phải qua hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp… Do vậy, “Kể từ ngày 01/07/2004 trở đi, Toà án chỉ thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí và khởi kiện đến Toà án”. 
Hiện nay, theo quan điểm của những người làm công tác thực tiễn thì mọi tranh chấp đất đai đều phải qua thủ tục hoà giải tại UBND xã, phường trước khi khởi kiện ra Toà án. Theo quy định tại khoản 1 điều 202 Luật đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải, nếu hòa giải không được thì gửi đơn yêu cầu ủy ban nhân xã giải quyết. ThỜI gian giải quyết việc hòa giải tại cơ sở là 45 ngày kể từ gày nhận được đơn.

- Thẩm quyền Tòa án gải quyết tranh chấp:

Theo điểm c Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.
Về thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ đối với các tranh chấp thừa kế nhà đất hoặc quyền sử dụng đất thì Tòa áp dụng theo nơi cư trú của bị đơn.

Website:tuvanluatnhadat.com

 

Liên kết Website
Thống kê truy cập
  • Đang Online: 36
  • Trong tuần: 2962
  • Trong tháng: 14524
  • Tổng lượt truy cập: 846571
Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng